6 lưu ý khi chọn mua máy nén khí

Để lựa chọn máy nén khí phù hợp với nhu cầu sản xuất, khách hàng nên căn cứ vào các yếu tố như công suất, nguồn điện, độ ồn, yêu cầu về lắp đặt, kết cấu máy.

Máy nén khí có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất, trong các ngành công nghiệp như dệt may, thực phẩm, ngành mạ, thép. Để lựa chọn máy nén khí phù hợp với nhu cầu sản xuất, khách hàng nên căn cứ vào các yếu tố như công suất, nguồn điện, độ ồn, yêu cầu về lắp đặt, kết cấu máy.

6 lưu ý khi chọn mua máy nén khí
6 lưu ý khi chọn mua máy nén khí

Chọn các thương hiệu chất lượng

Bạn nên chọn mua máy chất lượng cao, của các thương hiệu uy tín sẽ tiết kiệm được các chi phí vận hành máy như tiêu thụ điện, chí phí bảo dưỡng, phụ tùng, giảm thời gian và thiệt hại do máy ngừng hoạt động. Các dòng máy nén khí Buma (Hàn Quốc), máy nén khí Hertz (Đức), Hitachi (Nhật Bản)… được nhiều doanh nghiệp tin tưởng vì chất lượng, độ bền, bảo dưỡng dễ dàng.

Thêm vào đó, nên chọn các dòng máy có thiết kế thông minh, dễ dàng trong việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng đọc thêm: những lỗi thường gặp của máy nén khí). Ngoài ra cũng cần xem xét đến khả năng cung cấp dịch vụ và phụ tùng chính hãng của nhà cung cấp.

Công suất

Trước khi chọn mua máy nén khí, bạn phải biết được lưu lượng của các dụng cụ sử dụng khí (lít/phút hoặc m3/h) và tổng lưu lượng khí của máy nén sẽ bằng tổng lưu lượng của toàn bộ các dụng cụ cộng thêm 25%. Công thức tính như sau:

Lưu lượng máy nén khí = Lưu lượng (Dụng cụ 1 + Dụng cụ 2 +….+ Dụng cụ n)x 1.25

Chọn các thương hiệu chất lượng
Chọn các thương hiệu chất lượng

Nguồn điện

Bạn nên kiểm tra xem mình cần máy nén khí 1 pha hay 3 pha. Dòng điện 1 pha có hiệu điện thế thông thường là 110V, 220V và máy nén khí có công suất 1HP trở xuống có thể sử dụng dòng điện 110V, 1HP trở lên có thể sử dụng dòng điện 220V.

Còn với máy nén khí có công suất 5HP hoặc mã lực lớn hơn thì thích hợp sử dụng nguồn điện 2 pha. Nếu bạn sử dụng các dụng cụ đòi hỏi nguồn khí biến động và thời gian chịu tải lớn hơn 5 phút, bạn nên cân nhắc mua máy sử dụng biến tần.

Kết cấu máy

Có thể chia ra 2 loại máy nén khí không dầu và có dầu nên người sử dụng có thể dựa vào đặc điểm hoạt động sản xuất của mình để lựa chọn.

Máy nén khí có dầu: Các ngành nghề sử dụng phù hợp là thép, nhựa, khuôn, chế biến và các ngành chế tạo thông thường. Với loại máy này, sau một thời gian vận hành nhất định thì cần thay một lượng dầu bôi trơn định kỳ và phải sử dụng đúng loại dầu nếu không sẽ gây ra các hỏng hóc đối với linh kiện bên trong.

Máy nén khí không dầu phù hợp với ngành công nghiệp chính xác, y khoa, thực phẩm.

Loại không dầu: Những ngành công nghiệp chính xác, y khoa, thực phẩm, chất bán dẫn, ngành mạ… phù hợp sử dụng loại máy nén khí này. Linh kiện của máy không dầu được chế tạo từ những vật liệu có tính tự bôi trơn, không cần dùng dầu bôi trơn, nhưng bộ phận nén khí vẫn đạt được hiệu quả bôi trơn.

Yêu cầu lắp đặt máy nén khí Minh Tân

Căn cứ theo yêu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn loại máy di động và máy cố định.

Máy nén khí di động: Có kích thước nhỏ, sử dụng hai bánh xe hoặc bốn bánh xe để dễ dàng di chuyển, phù hợp với hoạt động sản xuất.

Kiểu cố định: Có thể tích và trọng lượng lớn nên không thích hợp với việc di chuyển. Thêm vào đó, do yêu cầu lắp đặt cố định và việc giảm thiểu rung động và tiếng ồn, nên loại máy nén khí này được lắp đặt cố định. Tuy nhiên, khi lắp đặt, người sử dụng cần chú ý đến cường độ và mức độ cố định.

Độ ồn

Nếu bạn có phòng riêng để đặt máy thì có thể lựa chọn máy nén khí có độ ồn lớn. Còn nếu đặt máy chung với các thiết bị khác và gần người lao động thì nên chọn máy có độ ồn thấp, độ cách âm tốt. Các loại máy có kết cấu và cách vận hành khác nhau nên mức độ ồn tạo ra cũng khác nhau:

Máy piston thông thường: Tiếng ồn phát ra khi máy vận hành mà không có vật gì cản âm, tiếng ồn lan ra xung quanh. Máy piston dạng hộp: Thân máy giống với máy thông thường nhưng mặt bên thùng máy được thiết kế đặc biệt, dùng vật liệu hút âm cao cấp, chống rung và cách âm để giảm tiếng ồn. Máy trục vít: Thường được thiết kế theo dạng hợp và mặt bên thùng máy được thiết kế đặc biệt, dùng vật liệu hút âm cao cấp, chống rung và cách âm nên tiếng ồn nhỏ hơn so với máy piston.

>> Xem thêm: Phân loại máy nén khí phát triển ngành công nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.